Danh sách bài viết

Tìm thấy 35 kết quả trong 0.50658106803894 giây

“Cận cảnh” áo thông minh giúp giảm căng thẳng

Các ngành công nghệ

Chiếc áo thông minh này được làm từ vải có chứa các hạt nano bioceramic có thể làm giảm căng thẳng cho người mặc, cải thiện lưu lượng máu và tăng cường sức khỏe.

Máy tính đọc được hình ảnh giấc mơ

Các ngành công nghệ

Máy tính có thể dự đoán được bạn đang mơ gì dựa vào hoạt động sóng não và lưu lượng máu não.

Máy phân tích ô nhiễm không khí

Các ngành công nghệ

Để chuẩn bị cho Thế vận hội 2012 tại London, Anh Quốc, các nhà khoa học đã thử nghiệm máy phân tích ô nhiễm nhằm xác định vị trí ô nhiễm không khí do lưu lượng người đổ về thành phố trong thời gian diễn ra thế vận hội.

Thiết bị mới đo lưu lượng máu cho bệnh nhân bỏng

Các ngành công nghệ

Thiết bị có tên “Hình ảnh Laser Doppler” được phát triển bởi Aimago, một công ty mới thành lập đặt tại trường ĐH Ecole Polytechnique de Lausanne, Thuỵ Sỹ, được thiết kế để giúp đánh giá mức độ và sự nghiêm trọng của vết bỏng.

Cơ chế cháy nổ khí CO trong lò nung?

Các ngành công nghệ

Tôi làm việc trong một tổ hợp luyện kim lớn, có sử dụng lò nung được đốt bằng khí CO với lưu lượng lớn (khí CO được đốt mồi bằng khí gas và được cấp không khí môi trường vào để đốt cháy bằng quạt hút công suất lớn). Theo tôi biết, trên thế giới đã có nhiều lò nung sử dụng khí CO bị phát nổ gây thiệt hại lớn. Tôi đã đọc nhiều tài liệu về cơ chế cháy nổ khí CO nhưng chưa thực hiểu rõ, mong các bạn độc giả giúp giải thích rõ hơn. (Hoàng Phi Hùng)

Điều gì xảy ra khi tim người ngừng đập?

Các ngành công nghệ

Tình trạng tim ngừng đập trong 5-10 phút có thể khiến bộ não con người tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi do thiếu lưu lượng máu. 

Ống xả xe máy thân thiện với môi trường

Các ngành công nghệ

Với lưu lượng xe máy quá tải như ở nước ta hiện nay, lượng khí thải độc hại mà con người phải gánh chịu hàng giờ đồng hồ tích tụ lại có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các chuyên gia tại Viện Khoa học vật liệu đã có ý tưởng biến những chiếc ống xả xe máy thường thành những ống xả thân thiện với môi trường. Ý tưởng đó đã th&

Thiết bị mới đo lưu lượng máu cho bệnh nhân bỏng

Các ngành công nghệ

Thiết bị có tên “Hình ảnh Laser Doppler” được phát triển bởi Aimago, một công ty mới thành lập đặt tại trường ĐH Ecole Polytechnique de Lausanne, Thuỵ Sỹ, được thiết kế để giúp đánh giá mức độ và sự nghiêm trọng của vết bỏng.

Máy phân tích ô nhiễm không khí

Các ngành công nghệ

Để chuẩn bị cho Thế vận hội 2012 tại London, Anh Quốc, các nhà khoa học đã thử nghiệm máy phân tích ô nhiễm nhằm xác định vị trí ô nhiễm không khí do lưu lượng người đổ về thành phố trong thời gian diễn ra thế vận hội.

Hút thuốc lá điện tử có thể tạo ra các hóa chất độc hại làm hỏng mạch máu

Y tế - Sức khỏe

Theo một nghiên cứu mới, thuốc là điện tử thể tạo ra độc tố nguy hiểm làm giảm tạm thời lưu lượng máu và làm hỏng các mạch máu.

“Cận cảnh” áo thông minh giúp giảm căng thẳng

Các ngành công nghệ

Chiếc áo thông minh này được làm từ vải có chứa các hạt nano bioceramic có thể làm giảm căng thẳng cho người mặc, cải thiện lưu lượng máu và tăng cường sức khỏe.

Khô miệng - Y học, Y tế

Y tế - Sức khỏe

Khô miệng, (Xexerostomia) là sự khô bên trong miệng, có thể liên quan đến sự thay đổi thành phần của nước bọt, hoặc giảm lưu lượng nước bọt hoặc không có nguyên nhân xác định.
Triệu chứng này rất phổ biến...

Xoắn buồng trứng - Y học, Y tế

Y tế - Sức khỏe

Xoắn buồng trứng (ovarian torsion - OT) là khi sự gắn kết của buồng trứng vào các cấu trúc khác bị xoắn lại, do đó lưu lượng máu đến buồng trứng bị giảm. Các triệu chứng thường bao gồm đau vùng chậu ở một bên. Mặc dù triệu...

Đập Tam Hiệp mở 11 cửa xả lũ

Các ngành công nghệ

Để ứng phó với trận lũ số 5 và hỗ trợ kiểm soát lũ, 11 cửa xả lũ đập Tam Hiệp được mở, lưu lượng xả mỗi cửa đạt 49.200 m3/giây.

Đập thủy điện Mã Đổ Sơn Trung Quốc xả lũ liệu có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam?

Các ngành công nghệ

Mặc dù thông tin chi tiết về lưu lượng cũng như tổng lượng nước không được nắm rõ nhưng với quy mô hồ Mã Đổ Sơn thì mức độ ảnh hưởng không lớn.

Lũ lớn kỷ lục đổ về đập Tam Hiệp

Các ngành công nghệ

Nước từ đợt lũ thứ năm đổ về đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, với lưu lượng lên tới 75.000 m3/giây, lớn nhất kể từ khi đập được xây dựng.

Mạng 4G của Viettel đầu tư lớn nên khách hàng không lo nghẽn dịp 30/4 và 1/5

Các ngành công nghệ

Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, mạng lưới 4G của Viettel đã được đầu tư mạnh và có nhiều kinh nghiệm phục vụ các sự kiện lớn, ngay cả khi lưu lượng tăng đột biến trong các dịp lễ Tết...

Máy tính đọc được hình ảnh giấc mơ

Các ngành công nghệ

Máy tính có thể dự đoán được bạn đang mơ gì dựa vào hoạt động sóng não và lưu lượng máu não.

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành bơm cột nước thấp, lưu lượng lớn để chống ngập cho các thành phố ven biển

Các ngành công nghệ

Trong những năm qua, công tác nghiên cứu và chế tạo máy bơm trong nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các máy bơm thông dụng phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, chúng ta đã nghiên cứu được nhiều loại bơm mới như: bơm hút sâu, bơm chìm, bơm có công suất lớn, bơm đặc dụng dùng trong công nghiệp khai khoáng, tiêu thoát nước thành phố và các khu công nghiệp... Nhiều máy bơm trong số này không phù hợp về cả kết cấu và thông số kỹ thuật cho các nhu cầu lắp đặt bơm cho mục đích tiêu thoát nước ở các đô thị ven biển. Hơn nữa, loại bơm có kết cấu dạng hở hiện chưa có đơn vị nào nghiên cứu

Đề số 17 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Cho đến hiện nay, Liên Bang Nga vẫn được mệnh danh là cường quốc hàng đầu thế giới về A. công nghiệp dệt, may.  B. cơ khí, chế tạo máy. C. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.  D. điện tử - tin học Câu 2: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?   A. Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010. B. Tốc độ tăng trưởng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010. C. Cơ cấu sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010. D. Quy mô sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.                 Câu 3: Trong cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 chiếm A. 73,9%.                   B. 73,5%.  C. 69,4%.                   D. 67,8%. Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, bốn đô thị có quy mô dân sô (năm 2017) lớn nhất vùng DHNTB là A. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang và Phan Thiết . B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Thiết. C. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Rang - Tháp Chàm. D. Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn và Nha Trang. Câu 5: Cho thông tin sau: “Ở nước ta, tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò điệp…”. Thông tin vừa cho chứng tỏ vùng biển nước ta A. có nhiều đặc sản  B. có nguồn hải sản phong  phú D. giàu tôm cá  D. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế Câu 6: Mưa phùn ở nước ta thường diễn ra vào: A. nửa sau mùa đông ở đồng bằng và ven biển miền Bắc B. đầu mùa đông ở miền Bắc C. đầu mùa đông ở đồng bằng và ven biển miền Bắc D. nửa sau mùa đông ở miền Bắc Câu 7: Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào sau đây của châu Á? A. Bắc Á                    B. Đông Á C. Tây Á                    D. Nam Á                Câu 8: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (năm 2007) là A. Tiền Giang, Hậu Giang.  B. Tân An, Mỹ Tho. C. Vũng Tàu, Mỹ Tho.  D. Long An, Tiền Giang. Câu 9: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng gía trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta thời kì 2000 – 2013, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền.       B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột.          D. Biểu đồ đường. Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam  trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào? A. Đà Nẵng.               B. Khánh Hòa C. Hà Nam.                D. Hưng Yên. Câu 11. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Luyện kim.   B. Chế biến lương thực thực phẩm. C. Năng lượng. D. Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 12. Lễ hội kéo dài nhất trong năm ở nước ta là A. Yên Tử.                 B. Chùa Hương. C. Bà Chúa Sứ.          D. Đền Hùng. Câu 13. Ở nước ta , mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do A. nước ta chịu tác động thường xuyên của Tín phong Bắc bán cầu. B. địa hình 85% là đồi núi thấp. C. khí hậu ảnh hưởng của biển Đông. D. nước ta nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. Câu 14. Thị trường chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc  B. Ôxtraylia, ASEAN, EU. C. EU, ASEAN, Trung Quốc.    D. Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ. Câu 15. Cà Ná và Sa Huỳnh của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi sản xuất muối lí tưởng ở nước ta vì A. nhiệt độ cao, ít có sông lớn đổ ra biển. B. ít bị thiên tai như bão, lũ lụt, nước biển có độ mặn cao. C. nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời. D. có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối. Câu 16. Với đặc điểm: “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20oB tới 53oB và khoảng 73oĐ tới 135oĐ, giáp với 14 nước”, Trung Quốc có khó khăn cơ bản trong việc A. quản lí xuất, nhập cảnh  B. đảm bảo an ninh quốc phòng. C. quản lí hành chính, chính quyền.    D. quản lí xuất nhập khẩu.    Câu 17. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do A. lãnh thổ kéo dài 15 vĩ độ. B. Vị trí tiếp giáp giữa các vành đai sinh khoáng của thế giới. C. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới. D. vị trí nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật. Câu 18. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là A. các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.                             B. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ. C. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí. D. nước ta có nhiều thành phần dân tộc Câu 19. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long.   B. Duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.  D. Đông Nam Bộ. Câu 20. Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông ở nước ta thực chất là A. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. B. gió Tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. C. gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao lục địa châu Á D. gió mùa mùa đông nhưng đã bị biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã Câu 21. Miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao nhưng đai nào chiếm diện tích rộng nhất? A. Đai nhiệt đới gió mùa   B. Đai ôn đới gió mùa trên núi. C. Đai cận nhiệt đớị gió mùa trên núi. D. Đai cận nhiệt đới gió mùa Câu 22. Nguyên nhân chính giúp chăn nuôi nước ta tăng nhanh tỉ trọng trong thời gian vừa qua là A. chủ trương của nhà nước được đẩy mạnh chăn nuôi để phục vụ xuất khẩu. B. chăn nuôi là ngành không đòi hỏi lớn về vốn, hiệu quả kinh tế cao. C. diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên trồng trọt phát triển chậm. D. giải quyết tốt vấn đề lương thực, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo. Câu 23. Căn cứ vào biểu đồ nhận xét nào đúng nhất? Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô, than và điện ở nước ta giai đoạn 1990 – 2010. A. Giai đoạn 2000 – 2010, dầu mỏ,than, điện tăng trưởng mạnh nhất. B. Than có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.      C. Giai đoạn 1990 – 2000, dầu mỏ tăng trưởng mạnh nhất, than  tăng trưởng chậm nhất. D. Giai đoạn 2000 – 2010, dầu mỏ,than, điện có tốc độ tăng trưởng  liên tục Câu 24. Nguyên nhân khiến đất feralit có màu sắc đỏ vàng là do A. có sự tích tụ oxit nhôm (Al2O3). B. có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3). C. các chất badơ dễ tan như Ca2+, K+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh. D. có sự tích tụ đồng thời oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3).    Câu 25. Biết số dân Hoa Kỳ giữa năm 2015 là 321,2 triệu người và tỉ lệ dân thành thị là 81%, vậy số dân thành thị của Hoa Kì tại thời điểm đó là A. 240,0 nghìn người.    B. 260,2 nghìn người. C. 260, 2 triệu người.         D. 240,2 triệu người. Câu 26. Cho biểu đồ Biểu đồ thể hiện  lượng mưa và lưu lượng dòng chảy qua sông Hồng Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc B. sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc C. tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn. D. mùa lũ sông Hồng trùng với mùa mưa Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất nước ta: A. Cà Mau, Bình Thuận.  B. Kiên Giang, Cà Mau. C. An Giang, Đồng Tháp.  D. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu 28. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang13 -14, cho biết đỉnh núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. núi Mẫu Sơn.             B. núi Lang Bian. C. núi Tam Đảo.             D. núi Tây Côn Lĩnh. Câu 29. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị:0C) Nhận xét nào sau đây “không đúng” với bảng  số liệu trên? A. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không giống nhau. B. Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 30. Cho biểu đồ:   Biểu đồ cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến qua các năm. A. Tỉ trọng của đường thủy tăng rất nhanh.  B. Tỉ trọng đường bộ cao nhất. C. Tỉ trọng đường hàng không giảm.   D. Tỉ trọng của đường bộ không tăng. Câu 31. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – 14 và kiến thức đã học hãy cho biết tháng 4 năm 2009, Hiệp hội hang đông Hoàng gia Anh đã phát hiện và công nhận hang động đá vôi (Caxtơ) nào của Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới tại thời điểm đó? A. Hang Sơn Đoòng.  B. Hang Cắc Cớ.   C. Hang Phong Nha   D. Hang Kẻ Bàng. Câu 32. Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1981  - 2015 Sản lượng lúa bình quân theo đầu người năm 2015 là A. 492,95 kg/người. B. 346,45 kg/người C. 436,65 kg/người.   D. 312,5 kg/người. Câu 33. Lực lượng lao động nước ta năm 2015 là 53,98 triệu người phân theo các khu vực kinh tế lần lượt là khu vực 1: 23, 26 triệu người; khu vực 2: 12,02 triệu người; khu vực 3: 18,70 triệu người. Tỉ lệ lao động phân theo khu vực lần lượt là: A. 44,1%; 23%; 33,9%.   B. 43,0%; 22,5%; 33,9%. C. 43,1%; 22,3%; 34,6%.    D. 44,1%; 24,3%; 33,9%. Câu 34. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2013. Đơn vị: nghìn ha Nếu bán kính biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích  công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ bằng 1 (đơn vị bán kính) thì bán kính biểu đồ của Tây Nguyên là A. 1,9.                       B. 7,9. C. 2,6.                       D. 14,9. Câu 35. Dân số năm 2015 là 91,7 triệu người. Tỉ suất gia tăng tự nhiên là 1,07% so với năm 2014. Vậy dân số tăng thêm số với năm 2014 là A. 1,05 triệu người.   B. 0,95 triệu người.  C. 1,0 triệu người.  D. 0,97 triệu người. Câu 36. Nhận xét nào sau đây không đúng về nền nông nghiệp Hoa Kỳ hiện nay: A. Nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh.  B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. C. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.  D. Xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Câu 37. Số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm Năm 2015 tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân là A. 34,9%.                      B. 34,5% C. 33,9%.                      D. 35,5% . Câu 38. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Á? A. Mang lại nguồn khoáng sản và hải sản khổng lồ. B. Giao thông buôn bán dễ dàng. C. Giao lưu văn hóa, xã hội thuận lợi.      D. Mang đến nhiều bão và áp thấp nhiệt đới. Câu 39. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng hình thành A. khu vực tập trung công nghiệp.   B. khu du lịch trọng điểm. C. ngành kinh tế trọng điểm.  D. vùng kinh tế trọng điểm. Câu 40. Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung A. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai.   B. mỗi gia đình chỉ có 2 con. C. mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con.  D. mỗi gia đình chỉ có 1 con.         

Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh không phải do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự  chủ.  B. Dân nghèo kéo ra thành phố tìm việc làm. C. Cải cách ruộng đất không triệt để. D. Các chủ trang trại chiếm hết ruộng đất. Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp của Hoa Kì? A. Tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.  B. Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông. C. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.   D. Đa dạng hoá nông sản trên một diện tích lãnh thổ. Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta? A. Lúa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. B. Cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Chè được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. D. Điều được trồng nhiều ở  Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng. Câu 44: Cho biểu đồ   BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 -2015 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017) Nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của môt số nước Đông Nam Á? A. Cam-pu-chia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định. B. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định. C. Bru-nây có tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định. D. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định. Câu 45: Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi là cảnh quan A. rừng cận nhiệt đới khô và xavan. B. hoang mạc, bán hoang mạc và xavan. C. xavan và rừng xích đạo.  D. hoang mạc và rừng cận nhiệt đới khô. Câu 46: Biện pháp quan trọng nhất để đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng hàng hóa là A. quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường. B. thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ. C. chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên. D. đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông. Câu 47: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột.                         B. Đường. C. Kết hợp.                   D. Miền. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết vùng nào sau đây có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 49: Cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Á, chủ yếu do A. ít thiên tai, bão lụt.  B. trước đây đã có nhiều đồn điền C. khí hậu và đất đai phù hợp.  D. thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 50: Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là A. trồng cây ngắn ngày.  B. thâm canh, tăng vụ. C. nuôi trồng thủy sản.  D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 51: Giải pháp nào sau đây chủ yếu nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế ở nước ta? A. Nâng cao chất lượng lao động.   B. Bảo vệ tài nguyên và môi trường. C. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch.  D. Mở rộng sân bay quốc tế. Câu 52: Cho bảng số liệu: GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2015 (Đơn vị: USD) (Nguồn: Niên giám thống kê nước ngoài năm 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng? A. Các nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người khá đồng đều. B. Các nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người là trên 50.000 USD. C. GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. D. GDP bình quân đầu người không có sự chênh lệch giữa các nước phát triển và đang phát triển. Câu 53: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở: A. nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.    B. tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ môi trường. C. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí D. nhịp độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế hợp lí. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng rõ nét nhất Việt Nam? A. Tây Bắc    B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 55: Vấn đề dân số nổi bật nhất ở các nước phát triển là A. bùng nổ dân số.   B. tỉ lệ dân thành thị thấp. C. già hóa dân số.  D. nạn nhập cư trái phép. Câu 56: Nguyên nhân chủ yêu nào sau đây làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên? A. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường.   B. Tổ chức sản xuất hợp lí. C. Tăng cường sản xuất hàng hóa   D. Nâng cao năng suất lao động. Câu 57: Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta? A. Nông-lâm-thủy sản.     B. Công nghiệp năng và khoáng sản. C. Tư liệu sản xuất.    D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết  trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn? A. Đà Nẵng.                B. Nha Trang.   C. Vũng Tàu.              D. Hà Nội. Câu 59: Năng suất lúa của nước ta trong thời gian gần đây tăng nhanh, chủ yếu do A. thời tiết ổn định hơn so với giai đoạn trước  B. đẩy mạnh thâm canh. C. kinh nghiệm của người dân được phát huy. D. đẩy mạnh tăng vụ. Câu 60: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình nước ta? A. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.         B. Có sự phân bậc theo độ cao. C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.                              D. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích. Câu 61: Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. giáp một vùng kinh tế và giáp biển.   B. có biên giới chung với hai nước và giáp biển. C. giáp Trung Quốc và giáp một vùng kinh tế. D. giáp Lào và không giáp biển. Câu 62: Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ A. những thành tự trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. B. tăng cường giáo dục hướng  nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông. C. việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước D. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước  phát triển. Câu 63: Đặc điểm thiên nhiên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm lớn.   B. khí hậu phân mùa sâu sắc C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa  D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển. Câu 64: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển? A. Ninh Bình.             B. Hậu Giang. C. Bình Thuận.           D. Kiên Giang. Câu 65: Vùng nào sau đây có mật độ dân sô cao nhất ở nước ta? A. Đông Nam Bộ.    B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên  hải Nam Trung Bộ.  D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 66: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là A. nội thủy.                 B. vùng tiếp giáp lãnh hải.  C. lãnh hải.                  D. vùng đặc quyền kinh tế. Câu 67: Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế A. tăng thêm được một vụ lúa    B. trồng được các loại rau cận nhiệt và ôn đới. C. trồng được cây công nghiệp lâu năm.  D. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh. Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nào? A. Đông Bắc Bộ.            B. Bắc Trung Bộ.  C. Trung và Nam Bắc Bộ.    D. Tây Bắc Bộ. Câu 69: Biểu hiện  nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của ngành nội thương nước ta? A.Sư phân bố của các cơ sở bán lẻ. B. Số lượng các cơ sở buôn bán. C. Tổng mức bán lẻ hàng hóa.     D. Số lao động của ngành. Câu 70: Công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay chiếm tỉ trọng lớn nhất do A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ lớn. B. giải quyết nhiều việc làm cho lao động nữ. C. phân bố rộng khắp lãnh thổ. D. chính sách phát triển của Nhà nước Câu 71: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng có lưu lượng nước trung bình cao nhất ở sông Hồng là tháng A. 10.                    B. 8. C. 6.                      D.7. Câu 72: Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là A. thị trường xuất khẩu. B. nhà nước có chính sách ưu đãi. C. có nhiều giống cho năng suất cao.    D. phát triển cơ sở chế biến. Câu 73: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào? A. Quảng Bình. B. Hà Tĩnh. C. Thừa Thiên – Huế.  D. Nghệ An. Câu 74: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng? A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. B. Chính sách phát triển kinh tế miền núi của Nhà nước C. Vị trí địa lí thuận lợi cho sự giao lưu với các vùng khác ở trong và ngoài nước D. Lao động có  nhiều kinh nghiệm sản xuất các ngành công nghiệp truyển thống. Câu 75: Ý nào sau đây không phải thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000? A. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.  B. Sản lượng các ngành kinh tế tăng. C. Giá trị xuất siêu ngay càng tăng. D. Đời sống nhân dân được nâng cao. Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc? A. Hoàng Liên Sơn.    B. Con Voi. C. Pu-Đen-Đinh.     D. Phu Luông. Câu 77: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do A. sức ép dân số đối với kinh tế -xã hội và môi trường. B. tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú. C. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. D. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng. Câu 78: Cho biểu đồ về các nhóm đất của nước ta qua các năm: (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nôi dụng nào sau đây? A. Hiện trạng sử dụng đất nước ta năm 2010 và 2015. B. Qui mô và cơ cấu các loại đất nước ta năm 2010 và 2015. C. Tốc độ tăng trưởng diện tích các nhóm đất nước ta D. Cơ cấu sử dụng đất nước ta năm 2010 và 2015. Câu 79: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 20, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với ngành thủy sản nước ta? A. An Giang là tỉnh có sản lượng nuôi trồng lớn nhất.          B. Sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng. C. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác    D. Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất. Câu 80: Cho bảng số liệu: MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015? A. Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng đều tăng nhanh qua các năm. B. Cà phê là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. C. Chè là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cao su. D. Cao su là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.  

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) Câu 1: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ. B. nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm. C. lượng mùn ít. D. độ ẩm quá cao. Câu 2: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là A. rừng nhiệt đới ẩm - đất đỏ vàng. B. rừng lá rộng - đất đỏ nâu. C. xavan - đất đỏ vàng. D. rừng nhiệt đới ấm - đất nâu. Câu 3:  Muốn đưa bất kì lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải A. nghiên cứu kĩ toàn diện tất cả các yếu tố. B. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai. C. nghiên cứu kĩ địa chất, địa hình. D. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai, sinh vật. Câu 4: Số lượng các vòng đai nhiệt từ Bắc cực đến Nam cực là A. năm vòng đai. B. sáu vòng đai. C. bảy vòng đai. D. bốn vòng đai. Câu 5: Tác động nào sau đây của con người không làm đe dọa và tiêu diệt các loài sinh vật A. phá rừng, làm thu hẹp diện tích rừng. B. áp dụng rộng rãi các giống cây trồng mới trong nông nghiệp. C. đưa cây trồng vật nuôi, vật nuôi từ châu lục này sang châu lục khác. D. lai tạo các giống mới. Câu 6: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là A. rừng lá kim - đất nâu. B. rừng lá kim - đất pôtdôn. C. rừng lá rộng - đất đen. D. rừng lá kim - đất xám. Câu 7: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là A. giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất. B. giới hạn dưới của lớp vỏ phong hoá. C. giới hạn dưới của tầng trầm tích. D. giới hạn dưới của tầng badan. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lớp vỏ Địa lí A. các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất. B. được cấu tạo bởi đá trầm tích, granit, đá bazan. C. nơi có sự xâm nhập tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận. D. chiều dày không lớn, tối đa 30 – 35km. Câu 9: Tỉ suất tử vong trên toàn thế giới hiện nay có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây. Điều đó không phụ thuộc vào A. tiến bộ của y tế và khoa học – kĩ thuật. B. sự cải thiện về thu nhập và điều kiện sống. C. sự suy giảm các thiên tai. D. nhận thức về y tế cộng đồng của người dân. Câu 10: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải là A. rừng lá rộng - đất đỏ nâu. B. rừng - cây bụi lá cứng cận nhiệt - đất đỏ nâu. C. rừng - cây bụi nhiệt đới - đất đỏ nâu. D. rừng - cây bụi lá cứng cận nhiệt - đất đỏ vàng. Câu 11: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác A. tất cả các thành phần của lớp vỏ Địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực. B. trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ Địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. C. lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biển đổi. D. một thành phần của lớp vỏ Địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác. Câu 12: Nguyên nhân hình thành qui luật địa đới trên Trái Đất là A. sự thay đổi mùa trong năm.                       B. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm. C. sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ.     D. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ. Câu 13: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tỉ suất sinh thô của thế giới thời kì 1950 - 2005 A. tỉ suất sinh thô không đều giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển. B. tỉ suất sinh thô giữa các nhóm nước có xu hướng giảm dần. C. tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển tăng nhanh. D. tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển. Câu 14:  Sinh quyển là A. là quyển của Trái Đất, trong đó thực vật và động vật sinh sống. B. nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật. C. nơi sinh sống của thực vật và động vật. D. là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Câu 15: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác A. tầng badan không nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lý. B. giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu. C. lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa. D. trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau. Câu 16:  Những ví dụ nào dưới đây không biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí A. thực vật rừng bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn, khí hậu bị biến đổi. B. lượng mưa tăng lên làm tăng lưu lượng nước sông. C. càng về vĩ độ thấp, thời gian chiếu sáng càng ngắn, nhiệt độ càng thấp. D. khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt làm thay đổi chế độ dòng chảy. Câu 17: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa A. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử vong ở trẻ em. B. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. C. tỉ suất tử thô và gia tăng cơ học. D. tỉ suất tử thô và gia tăng sinh học. Câu 18: Nhân tố đá mẹ có vai trò quyết đinh đến A. thành phần khoáng vật trong đất và thành phần cơ giới của đất. B. thành phần khoáng vật và thành phần hữu cơ của đất. C. thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ của đất. D. thành phần cơ giới và thành phần hữu cơ của đất. II. TỰ LUẬN: (4,0 điểm) Câu 1: ( 1,5 điểm) Hãy trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? Câu 2:( 2,5 điểm)  Cho bảng số liệu sau: Diện tích, dân số thế giới và các châu lục, năm 2005 Châu lục Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người) Châu Phi 30,3 906 Châu Mĩ 42,0 888 Châu Á 31,8 3920 Châu Âu 23,0 730 Châu Đại Dương 8,5 33 Toàn thế giới 135,6 6477 a. Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục. b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục.  

Đề số 10 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Loại cây chiếm vị trí quan trọng nhất trong số các cây trồng ở Trung Quốc là? A. cây lương thực B. cây ăn quả C. cây công nghiệp D. cây rau, đậu Câu 42: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á kể từ sau những năm 1990 là A. nông nghiệp sang công nghiệp B. nông nghiệp sang dịch vụ C. nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ D. công nghiệp sang dịch vụ Câu 43: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm? A. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao B. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước D. tăng năng suất và chất lượng nông sản Câu 44: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là có? A. nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước B. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ C. nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn D. diện tích mặt nước lớn ở các đồng ruộng Câu 45: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á? A. là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn B. nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương C. nằm ở Đông Nam của châu Á D. là cầu nối giữa các lục địa Á – Âu – Ô-trây-li-a Câu 46: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do? A. đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước B. đây là vùng có cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác  C. đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương xứng và vì  lãnh thổ hẹp D. sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường Câu 47: Cho biểu đồ:   TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC THỜI KÌ 1950 - 2015 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? A. Cơ cấu tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015 B. quy mô và cơ cấu tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015 C. sự thay đổi tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015 D. tốc độ tăng trưởng tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015 Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ( năm 2007) của nước ta là? A. Hà Nội, Hạ Long, Huế, TP. Hồ Chí Minh B. Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh C. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh Câu 49: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi nước ta? A. số lượng tất cả các loài vật nuôi ở nước ta đều tăng ổn định B. hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến C. sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật trong chăn nuôi D. tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng Câu 50: Các cảng biển quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay tập trung ở? A. ĐB sông Hồng và Bắc Trung Bộ  B. DH Miền Trung và Đông Nam Bộ C. ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ  D. Bắc Trung Bộ và ĐB sông Cửu Long Câu 51: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long vào mùa khô là? A. xâm nhập mặn và phèn B. thiếu nước ngọt C. thủy triều tác động mạnh D. cháy rừng Câu 52: Nhận định nào sau đây không đúng về tài nguyên đất ở ĐB sông Hồng? A. đất là tài nguyên có giá trị hàng đầu của vùng B. khoảng 50% đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp C. đất chua phèn, nhiễm mặn của vùng ít hơn nhiều so với ĐBSCL D. do canh tác chưa hợp lí nên ở nhiều nơi đã xuất hiện đất bạc màu Câu 53: Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh chủ yếu là do? A. khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên B. tận dụng tốt thế mạnh nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao C. đường lối mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển D. Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức như ASEAN, APEC, WTO… Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở nước ta tập trung tại? A. DH Nam Trung Bộ  B. Đông Nam Bộ C. ĐB sông Hồng D. ĐB sông Cửu Long Câu 55: “ Trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp” là đặc điểm nổi bật của nhóm nước? A. công nghiệp mới  B. kinh tế đang phát triển C. chậm phát triển  D. kinh tế phát triển Câu 56: Trung du và miền núi Bắc bộ có nguồn thủy năng lớn là do? A. địa hình dốc và sông ngòi có lưu lượng nước lớn B. nhiều sông ngòi, mưa nhiều C. đồi núi cao, mặt bằng rộng mưa nhiều D. địa hình dốc, lắm thác ghềnh, nhiều phù sa Câu 57: Cho bảng số liệu Dân số và dân số thành thị nước ta giai đoạn 1995 – 2014 (Đơn vị: triệu người) Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Kết hợp                       B. Tròn C. Cột chồng                   D. Miền Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ nào sau đây không kết nối Tây Nguyên với DH Nam Trung Bộ? A. Quốc lộ 20                 B. Quốc lộ 25  C. Quốc lộ 24                 D. Quốc lộ 19 Câu 59: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ĐB sông Hồng là vì? A. do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú B. do sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường C. do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế D. do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng Câu 60: Thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta không thể hiện qua việc? A. dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp B. một số đảo, quần đảo thuộc chủ quyền nước ta có các di tích lịch sử , văn hóa, cách mạng và phong cảnh đẹp C. vùng biển ấm quanh năm, các hoạt động thể thao dưới nước có thể phát triển D. vùng biển nước ta có độ muối trung bình khoảng 30 – 33%0 Câu 61: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có qui mô lớn nhất ( năm 2007) vùng DH Nam Trung Bộ là? A. Đà Nẵng                     B. Quy Nhơn C. Phan Thiết                  D. Nha Trang Câu 62: Vùng kinh tế trọng điểm không có đặc điểm đặc trưng nào sau đây? A. có tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác B. có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước C. bao gồm phạm vi nhiều tỉnh / thành phố và tương đối ổn định theo thời gian D. hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung nhiều tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. Câu 63: Từ vĩ tuyến 160B xuống phía Nam nước ta, gió mùa đông về bản chất là? A. gió mùa Tây Nam   B. gió mùa Đông Nam C. gió tín phong bán cầu Bắc D. gió mùa Đông Bắc Câu 64: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5 hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc? A. Yên Bái                       B. Cao Bằng C. Lạng Sơn                    D. Lai Châu Câu 65: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do? A. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao B. tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới C. năng suất lao động nâng cao D. chuyển dịch hợp lí cơ cấu lãnh thổ Câu 66: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng A. tiếp giáp lãnh hải B. đặc quyền kinh tế biển C. lãnh hải D. thềm lục địa Câu 67: Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do? A. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu ít bị sa bồi B. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn C. có nhiều vũng vịnh rộng D. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông ngòi ở khu vực nào sau đây của nước ta có đặc điểm nhỏ, ngắn và chảy chủ yếu theo hướng Tây – Đông? A. Bắc Trung Bộ   B. Đồng bằng Sông Hông C. Đông Nam Bộ   D. Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 69: Biện pháp vững chắc và hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là? A. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp D. hạ giá thành sản phẩm Câu 70: Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do? A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu C. tăng cường nhập nhập khẩu dây chuyền, máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí Câu 71: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào có độ cao trung bình lớn nhất ở Tây Nguyên? A. Bảo Lộc                      B. Đắk Lắk  C. Mơ Nông                    D. Lâm Viên Câu 72: Việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ, bởi vì nó góp phần? A. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng C. khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng D. tạo ra cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng Câu 73: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây? A. Gia Lai, Đắk Lắk B. Lâm Đồng, Đắk Lắk C. Lâm Đồng, Gia Lai   D. Kon Tum, Gia Lai Câu 74: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là? A. thay đổi giống cây trồng B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại C. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Câu 75: Cho bảng số liệu sau GDP và tốc độ tăng trưởng của GDP của Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2014 Từ số liệu ở nảng trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2010 – 2014? A. thấp và không ổn định B. thấp và tăng đều        C. cao và ổn định D. cao nhưng giảm đều Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây, không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Lao Bảo                      B. Bờ Y C. Cầu Treo                     D. Cha Lo Câu 77: Cho biểu đồ:   CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG NĂM 2000 VÀ 2014. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta năm 2000 và 2014. A. Đồng bằng sông Cửu Long luôn có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước. B. ĐB sông Cửu Long và DH Nam Trung Bộ tỉ trọng đều có xu hướng tăng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2014 có tỉ trọng lớn thứ hai. D. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng. Câu 78: Thách thức nào sau đây không phải của ASEAN hiện nay? A. trình độ phát triển còn chênh lệch  B. tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát C. các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc  D. vấn đề người nhập cư Câu 79: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất thuộc vùng TD và MN Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ( năm 2007) là? A. Quảnh Ninh                 B. Bắc Ninh   C. Phú Thọ                      D. Vĩnh Phúc Câu 80: Cho bảng số liệu Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 ( Đơn vị: tỉ USD) Từ số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 A. tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cao hơn so với tổng kim ngạch cũng như giá trị kim ngạch nhập khẩu B. về cán cân ngoại thương, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu C. mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân năm có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây D. so với các năm còn lại, năm 2010 có giá trị nhập siêu lớn nhất  

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm) Câu 1. Sông A – ma – dôn chảy qua khu vực có kiểu khí hậu A. xích đạo. B. cận nhiệt gió mùa. C. cận nhiệt địa trung hải. D. ôn đới hải dương. Câu 2. Dao động thuỷ triều lớn nhất khi: A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng.           B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông góc. C. Mặt Trăng gần Trái Đất nhất. D. Mặt Trời gần Trái Đất nhất. Câu 3. Ở những vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa thường xuất hiện các dòng biển ........... theo mùa. A. nóng                                   B. lạnh C. đổi chiều                             D. ấm Câu 4. Các dòng biển nóng thường phát sinh ở đâu? A. Hai vĩ tuyến 30 – 400. B. Hai chí tuyến.         C. Hai bên Xích đạo. D. Hai cực. Câu 5. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển được gọi là: A. Tầng đất.                     B. Thổ nhưỡng. C. Độ phì của đất.            D. Phẫu diện đất. Câu 6. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là: A. Sinhvật.                      B. Đá gốc. C. Đá mẹ.                       D. Thời gian. Câu 7. Thời gian hình thành đất được gọi là gì? A. Tuổi đất. B. Thổ nhưỡng quyển. C. Độ phì của đất. D. Tuổi địa chất. Câu 8. Giới hạn phía trên của sinh quyển tiếp giáp với A. tầng ô dôn của khí quyển. B. tầng bình lưu của khí quyển. C. tầng giữacủa khí quyển. D. tầng i – oncủa khí quyển. Câu 9. Đất mặn thích hợp trồng những loài cây nào? A. Sồi, trắc, gụ. B. Thông, tùng, bạch dương. C. Sú, vẹt, đước. D. Lim, gụ, cẩm lai. Câu 10. Ý nào sau đây thể hiện tác động tiêu cực của con người tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.                                   B. Thành lập các vườn quốc gia. C. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.                             D. Đưa động vật nuôi từ nơi này sang nơi khác. Câu 11. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ  độ gọi là: A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. B. Quy luật địa đới. C. Quy luật địa ô. D. Quy luật phi địa đới. Câu 12. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là: A. Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất. B. Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. C. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao. D. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. Câu 13. Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung trong A. khu vực I.                    B. khu vực II. C. khu vực III.                  D. khu vực I và II. Câu 14. Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và A. số năm đi học của những người từ 15 tuổi trở lên. B. số năm đi học của những người từ 20 tuổi trở lên. C. số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên. D. số năm đi học của những người từ 30 tuổi trở lên. Câu 15. Gia tăng dân số nhanh sẽ tạo ra sức ép về: A. Kinh tế, xã hội và môi trường. B. Khoa học kỹ thuật và môi trường. C. Văn hoá và khoa học kỹ thuật. D. Quyền sở hữu và kinh tế. Câu 16. Tỉ suất sinh thô là A. tương quan giữa số trẻ em dưới 5 tuổi so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. B. tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. C. tương quan giữa số trẻ em dưới 2 tuổi trong một năm so với số dân trung bình. D. tương quan giữa số trẻ em dưới 3 tuổi so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Câu 17. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì về môi trường tự nhiên? A. Gây mất mùa. B. Hư hỏng nhà cửa. C.Gây xói mòn, sạt lở đất đai. D. Phá hoại đường giao thông. Câu 18. Mưa lớn và tập trung theo mùa nên sông ngòi miền Trung nước ta có đặc điểm: A. Lưu lượng nước sông và tốc độ dòng chảy lớn.   B. Lưu lượng nước sông và phù sa thấp.       C.Tốc độ dòng chảy và phù sa thấp. D. Phù sa và khả năng bồi tụ về phía biển lớn. Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ra sóng thần? A. Chuyển động của các dòng biển. B. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất. C. Bão, động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương. D. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi. Câu 20. Ý nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra thủy triều? A. Chuyển động của các dòng biển. B. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất. C. Bão, động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương. D. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi. Câu 21. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM   Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10 Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về xu hướng phát triển dân số trên thế giới? A. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi có xu hướng gia tăng. B. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi có xu hướng rút ngắn lại. C. Dân số thế giới tăng đều qua các năm. D. Dân số thế giới tăng rất nhanh trong giai đoạn 1804 - 1927. Câu 22. Sự khác biệt giữa tháp dân số kiểu thu hẹp với tháp dân số kiểu mở rộng là A. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp. B. đáy tháp hẹp và mở rộng hơn ở phần đỉnh. C. đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải. D. đáy tháp hẹp, mở rộng thân và đỉnh tháp. Câu 23. Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Đơn vị: nghìn người   Năm Thành phần 2000 2008 2012 Nhà nước 4358,2 5059,3 5381,0 Ngoài Nhà nước 32358,6 39707,1 44603,4 Có vốn đầu tư nước ngoài 358,5 1694,4 1714,6 (Nguồn: Niên giám Thống kê 2014) Để thể hiện qui mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2012 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột.                                    B. Tròn. C. Miền.                                  D. Đường. Câu 24.Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, dân số nước ta năm 2015 là 93,44 triệu người và năm 2016 là 94,44 triệu người. Vậy tỉ suất gia tăng dân số nước ta năm 2016 là A. 0,99%.                    B. 1,01%. C. 1,05%.                    D. 1,07%. Câu 25. Cho bảng số liệu: TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ NƯỚC TAGIAI ĐOẠN 1960 – 2012 (Đơn vị: ‰) Năm   1960 1999 2006 2012 Tỉ suất sinh thô 46 19.9 18.6 16.9 Tỉ suất tử thô 12 5.6 5.0 7.0 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2014) Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về gia tăng dân số tự nhiên Việt Nam giai đoạn 1960 – 2012? A. Tỉ suất sinh thô giảm liên tục. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta năm 1999 là 1,34 %. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm. D. Tỉ suất tử thô nhỏ hơn tỉ suất sinh thô. Câu 26. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1979 – 2011 (Đơn vị: %) (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2013) Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn 1979 – 2011? A. Nhóm tuổi trên 60 tăng liên tục. B. Năm 2011 nước ta là nước có cơ cấu dân số già. C. Nhóm tuổi 0 - 14 có xu hướng giảm. D. Nhóm tuổi 15 – 59 có tỉ trọng lớn nhất. Câu 27. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỉ suất sinh thô của Việt Nam năm 2015 là 16,2‰ và tỉ suất tử thô là 6,8‰. Vậy tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam năm 2015 là A. 0,94%.                                B. 0,95%. C. 0,96%.                                D. 0,97%. Câu 28. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2017 (Đơn vị: triệu người) Quốc gia   Hoa Kì Bra - xin Liên Bang Nga Nhật Bản Số dân 325,8 210,7 143,3 126,1 (Nguồn: Ngân hàng thế giới năm 2017)                     Để thể hiện dân số của một số quốc gia trên thế giới tính đến tháng 3 năm 2017 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột.                                    B. Tròn. C. Miền.                                  D. Đường. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Phân tích tác động của chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm đến chế độ nước sông. Câu 2. (1,0 điểm) Chứng minh nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất thay đổi theo quy luật địa đới. Câu 3. (1,0 điểm) Cho hình ảnh sau: Dựa vào hình 19.11 và kiến thức đã học, giải thích tại sao ở độ cao từ 2000m đến 2800m ở sườn Tây dãy Cap-ca thực vật chủ yếu là địa y và cây bụi lại hình thành đất sơ đẳng xen lẫn đá?  

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Trong phương pháp kí hiệu, yếu tố nào của kí hiệu thể hiện được quy mô của đối tượng địa lí trên bản đồ? A. Màu sắc. B. Kích thước. C. Số lượng. D. Hình dạng kí hiệu. Câu 2: Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy trong bản đồ các múi giờ? A. 6.                               B. 7. C. 8.                               D. 9. Câu 3: Trái Đất hoàn thành một vòng chuyển động quanh Mặt Trời trong khoảng thời gian nào? A. 24 giờ.                       B. 365,2 ngày. C. 21/3 đến 23/9.           D. 29,5 ngày. Câu 4: Do tác động của lực Côriôlit nên các vật chuyển động từ cực về xích đạo ở bán cầu Nam sẽ bị lệch hướng A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động D. Về phía xích đạo Câu 5: Theo thứ tự từ ngoài vào trong, cấu trúc của Trái Đất gồm A. lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất. B. vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất. C. vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất, lớp Manti. D. vỏ Trái Đất, thạch quyển, nhân Trái Đất. Câu 6: Ngoại lực là những lực sinh ra A. trong lớp nhân của Trái Đất. B. ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. C. từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất. D. từ tầng trầm tích của lớp vỏ Trái Đất. Câu 7: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. năng lượng từ Vũ Trụ. B. nguồn năng lượng Mặt Trời. C. sức gió, sức nước và năng lượng thủy triều.  D. nguồn năng lượng trong lòng đất. Câu 8: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác? A. Nhiệt độ trung b́nh năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. B. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. C. Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất là khu vực xích đạo. D. Nhiệt độ không khí có sự thay đổi ở bờ Đông và bờ Tây lục địa. Câu 9: Trong tầng đối lưu, trung b́ình cứ lên cao 1000 m nhiệt độ sẽ giảm A. 0,60C.                        B. 10C. C. 60C.                           D. 0,060C. Câu 10: Các sông bắt nguồn từ núi cao và các sông ở vùng ôn đới lạnh thường có lũ lụt vào mùa A. xuân                          B. hạ C. thu                             D. đông Câu 11: Nguyên nhân sinh ra sóng thần A. gió càng to sóng càng mạnh B. Động đất, núi lửa C. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời D. Động đất, núi lửa, bão Câu 12: Khu vực xích đạo có lượng mưa A. ít nhất.                      B. nhiều nhất. C. trung bình                 D. tương đối nhiều. Câu 13: Đặc trưng của thổ nhưỡng là A. thành phần khoáng chất B. kết cấu của các phân tử C. độ phì D. nguồn gốc hình thành Câu 14: Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ làm cho các thành phần khác của lớp vỏ địa lí thay đổi theo. Điều này thể hiện A. tính đai cao của tự nhiên. B. tính địa đới của tự nhiên. C. tính phi địa đới của tự nhiên. D. tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. Câu 15: Lớp vỏ Địa lý bao gồm những bộ phận nào? A. Trầm tích, granit, badan B. Khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển C. Thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển D. Vỏ lục địa và vỏ đại dương Câu 16: Sự phân bố đối xứng và xen kẽ của các vành đai khí áp từ xích đạo về cực là biểu hiện rõ nhất của qui luật A. địa ô B. đai cao C. địa đới D. thống nhất và hoàn chỉnh. Câu 17: Nhiệt độ trung bình năm của Tam Đảo cao hơn Vĩnh Yên là biểu hiện của qui luật nào sau đây? A. Địa đới. B. Đai cao C. Thống nhất và hoàn chỉnh. D. Địa ô. Câu 18: Động lực phát triển dân số thế giới là A. mức sinh cao. B. gia tăng cơ học.  C. gia tăng tự nhiên. D. gia tăng dân số. Câu 19: Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những bộ phận nào? A. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên. B. Dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên. C. Những người nội trợ và học sinh sinh viên. D. Sinh viên mới ra trường đang tìm việc làm. Câu 20: Phân biệt cơ cấu dân số trẻ hay già dựa vào yếu tố nào đây? A. Tỉ số giới tính. B. Tỉ lệ giới tính. C. Tỉ lệ dân số theo từng nhóm tuổi.  D. Tỉ lệ người biết chữ. Câu 21: Mật độ dân số là A. số dân sống trên một diện tích lãnh thổ B. số người bình quân sống trên một đơn vị diện tích là km. C. số người sống trên một km2. D. số người hiện cư trú trên một lãnh thổ. Câu 22: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phân bố dân cư? A. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất. B. Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. C. Lịch sử khai thác lãnh thổ. D. Tình hình chuyển cư. Câu 23: Ở Việt Nam, đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số lớn gấp 3 lần so với đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này có thể giải thích bởi lí do A. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội. B. Điều kiện về tự nhiên. C. Tính chất của nền kinh tế.  D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu 24: Tỉ suất sinh thô và tử thô của nước ta năm 2002 là 22,8‰ và 5,8 ‰. Vậy tỉ lệ tăng tự nhiên của nước ta là A. 28,6 %                       B. 17 %. C. 1,7 % .                       D. 17,5%. Câu 25: Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số thế giới giai đoạn 1927 - 2005 Năm        1927           1987      2005 Số dân (tỉ người)         2             5       6.5 Nhận xét nào sau đây chính xác với bảng số liệu trên? A. Số dân thế giới liên tục giảm. B. Số dân thế giới có sự biến động. C. Số dân thế giới liên tục tăng và tăng gấp 3,3 lần. D. Số dân thế giới cao nhất vào năm 1987. Câu 26: Ở Hà Nội, nhiệt độ trung bình tháng 7 là cao nhất với 28,90C và nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất với 16,40C. Vậy, biên độ nhiệt của Hà Nội sẽ là bao nhiêu ? A. 22,60C                       B. 12,30C C. 12,50C                       D. 8,70C Câu 27: Một tờ bản đồ có ghi tỉ lệ 1 : 6.000.000. Vậy, 1cm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu km ngoài thực địa ? A. 6 km                          B. 60 km C. 600 km                      D. 6.000 km Câu 28: Một trận bóng đá được tổ chức ở Anh vào hồi 18h (30/12/2016). Lúc này, ở Việt Nam sẽ là mấy giờ, ngày nào ?Biết Việt Nam thuộc múi giờ số 7. A. 1 h ngày 1/1/2017 B. 1 h ngày 31/12/2016 C. 24 h ngày 30/12/2016 D. 11 h ngày 31/12/2016 Câu 29: Theo báo cáo thống kê Dân số năm 2016, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ số giới tính mất cân bằng hàng đầu trên Thế giới. Cụ thể dân số nước ta năm 2016 khoảng 94 triệu người, trong đó số nam giới khoảng 49 triệu người, số nữ giới khoảng 45 triệu người. Vậy, tỉ số giới tính của Việt Nam năm 2016 là bao nhiêu? A. 52.2 %                       B. 109% C. 92%                           D. 48,8% Câu 30: Tính mật độ dân số của Thế giới năm 2013, biết số dân Thế giới năm 2013 là 7.173 triệu người và diện tích toàn cầu là 135 triệu  km2 A. 53,1 người/km2         B. 54,1 người/km2 C. 531 người/km2          D. 52 người/km2 Câu 31: Dân số của Việt Nam năm 2016 là 94 triệu người. Hỏi năm 2017, dân số của Việt Nam sẽ là bao nhiêu người? Biết gia tăng tự nhiên của nước ta là 1,02% và không đổi. A. 94,96 triệu người B. 95, 88 triệu người C. 95,0 triệu người D. 94,70 triệu người Câu 32: Mặc dù cùng vĩ độ như Vĩnh Yên nhưng khí hậu của Tam Đảo lại rất mát mẻ. Đó là sự thay đổi có quy luật của tự nhiên. Em hãy cho biết đó là sự thay đổi theo quy luật nào? A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí B. Quy luật địa ô C. Quy luật địa đới D. Quy luật đai cao Câu 33: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của khu vực Xích đạo. A. Nhiệt độ trung bình năm của khu vực Xích đạo cao, khoảng 23,50C B. Biên độ nhiệt nhỏ, khoảng 30C C. Tổng lượng mưa lớn, mưa đều quanh năm D. Tháng XII, có lượng mưa lớn nhất. Câu 34: Cho biểu đồ:   Từ biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây “chưa chính xác”? A. Tổng lưu lượng dòng chảy của Sông Hồng lớn hơn tổng lưu lượng dòng chảy của sông Đà Rằng B. Cả hai con sông trên đều có sự phân mùa lũ, mùa cạn rõ rệt C. Sông Hồng có lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng có lũ vào mùa thu - đông. D. Sông Đà Rằng, lưu lượng nước tháng III cạn nhất.      Câu 35: Ở Vĩnh Yên (độ cao 50m) có nhiệt độ 280C. Càng lên Tam Đảo nhiệt độ càng thấp, lên đến đỉnh núi ở độ cao 1500m sẽ có nhiệt độ là A. 20,20C                       B. 19,30C C. 19,00C                       D. 8,70C Câu 36: Lớp vỏ Địa lý bao gồm mấy lớp vỏ bộ phận ? A. 3 lớp                          B. 4 lớp C. 5 lớp                          D. 2 lớp Câu 37: Dạng địa hình Caxto như Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng là kết quả của quá trình nào sau đây ? A. Phong hóa hóa học B. Phong hóa sinh học C. Phong hóa lí học D. Quá trình bóc mòn Câu 38: Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên nước ta bị suy giảm nghiêm trọng đã gây ra nhiều hậu quả như : làm tăng nhiệt độ Trái Đất, mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, gia tăng xói mòn, lũ lụt.... Đó là biểu hiện của quy luật A. địa đới B. thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lý C. đai cao D. địa ô Câu 39: Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường dùng tháp tuổi. Vậy, hiện nay trên thế giới có mấy kiểu tháp tuổi ? A. 2 kiểu                        B. 3 kiểu C. 4 kiểu                        D. 5 kiểu Câu 40: Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị là đặc điểm của A. công nghiệp hóa B. hiện đại hóa C. đô thị hóa D. quần cư thành thị  

Đề kiểm tra 15 phút công suất môn Lý lớp 8 THCS Bế Văn Đàn

Vật lý

Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m2/phút (khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3). Công suất của dòng nước có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

Đề số 21 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển nghề  cá là do A. tất cả các tỉnh đều giáp biển.  B. có các ngư trường rộng lớn. C. bờ biển có nhiều vũng, vịnh.  D. có các dòng biển chảy ven bờ. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta? A. Nhiệt độ trung bình tháng I phía Bắc thấp hơn phía Nam. B. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ miền Bắc vào miền Nam. C. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao hơn nhiệt độ tháng I. D. Biên độ nhiệt năm tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than đá tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây? A. Lạng Sơn.  B. Thái Nguyên. C. Hải Phòng.  D. Quảng Ninh. Câu 4: Dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là A. sơn nguyên.   B. cao nguyên.   C. núi thấp.  D. trung du. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất cả nước? A. Bà Rịa – Vũng Tàu.  B. Cà Mau.  C. Bình Thuận. D. Kiên Giang. Câu 6: Sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian là do: A. nhằm phát huy thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh. B. nhằm khai thác có hiệu qủa thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh. C. tỉnh nào cũng có nhiều thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển. D. Mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi. Câu 7: Cơ sở chủ yếu để cơ cấu ngành công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng là do A. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.   B. Giao lưu thuận lợi với vùng khác C. lao động có nhiều kinh nghiệm.  D. chính sách ưu tiên của Nhà nước Câu 8:  Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp là do A. năng suất lúa thấp.    B. số dân rất đông. C. diện tích đồng bằng nhỏ.   D. sản lượng lúa không cao. Câu 9: Cho biểu đồ:   Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất cây lương thực của nước ta B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực nước ta C. Quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực của nước ta D. Cơ cấu diện tích gieo trồng, giá trị sản xuất cây lương thực nước ta Câu 10: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là A. Căn cứ để tiến ra biển trong thời đại mới. B. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển. C. nơi tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.   D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta Câu 11: Trung Quốc phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nông thôn là do A. có lực lượng lao động dồi dào, nguồn nguyên vật liệu sẵn có. B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng làm tăng giá trị hàng hóa C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thu hút nhiều lao động. D. góp phần thực hiện quá trình công nghiêp hóa ở nông thôn. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết cửa khẩu Xa Mát thuộc tỉnh nào sau đây? A. Đồng Nai.  B. Bình Phước  C. Tây Ninh. D. Bình Dương. Câu 13: Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là A. đẩy mạnh đầu tư vốn và công nghệ.  B. Tăng cường đầu tư lao động kĩ thuật. C. sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.  D. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ. Câu 14: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và dịch vụ tư vấn đầu tư. B. phân hóa sản xuất giữa các vùng, xuất hiện vùng kinh tế trọng điểm. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển mạnh ngành viễn thông. D. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng. Câu 15: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 Nhận xét nào sau đây đúng với diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005  - 2015 theo bảng số liệu trên? A. Năng suất lúa tăng nhanh hơn sản lượng.  B. Năng suất lúa có xu hướng tăng liên tục C. Sản lượng lúa tăng chậm hơn diện tích.    D. Diện tích lúa có xu hướng tăng liên tục Câu 16: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là A. giảm nhiệt độ trung bình.  B. nguồn nước ngầm hạ thấp. C. tăng tình trạng xâm nhập mặn.  D. mùa khô không còn rõ rệt. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với giao thông nước ta A. Hệ thống đường ô tô  nối với hệ thống giao thông xuyên Á B. Có mạng lưới đường bộ phủ khắp cả  nước C. Có nhiều tuyến bay tromg nước và quốc tế. D. Tuyến đường biển nội địa chủ yếu theo chiều ngang. Câu 18: Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển chủ yếu dựa vào A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.  B. vị trí gần các trung tâm công nghiệp. C. mạng lưới giao thông vận tải rất thuận lợi. D. đội ngũ lao động có chuyên môn cao.                 Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu lượng nước trung bình lớn nhất của sông Hồng vào tháng nào sau đây? A. XI.                         B. X. C. IX.                         D. VIII. Câu 20: Miền Tây Trung Quốc là nơi có        A. hạ lưu các con sông lớn.   B. khí hậu ôn đới gió mùa C. khí hậu ôn đới lục địa  D. các đồng bằng châu thổ. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Hải Phòng.              B. Huế.  C. Biên Hòa                 D. Bình Định. Câu 22: Mục đích chính của ngành trồng lúa ở khu vực Đông Nam Á là A. tạo ra nhiều lúa gạo để xuất khẩu thu ngoại tệ. B. giải quyết nhu cầu lương thực cho số dân đông. C. cung cấp vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. thực hiện việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Câu 23: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí do A. sông chảy qua các cao nguyên xếp tầng.    B. nhiều sông có tổng lưu lượng nước lớn. C. lòng sông dốc, tốc độ dòng chảy rất lớn.  D. tập trung nhiều hồ tự nhiên và nhận tạo. Câu 24: Cho biểu đồ:   Quy mô và cơ câu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng năm 2005 – 2014. Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng nước ta năm 2005 và 2014? A. Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất và tăng nhẹ. B. Tỉ trọng mặt nước nuôi trồng thủy sản của các vùng khác có xu hướng tăng nhanh. C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất và giảm nhẹ. D. Tỷ trọng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm nhanh. Câu 25: Hệ quả nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu trong công nghiệp A. Hạ giá thành sản phẩm.    B. Đa dạng hóa sản phẩm. C. Nâng cao chất lượng.   D. Tăng năng suất lao động. Câu 26: Đặc điểm của quá trình đô thị hóa nước ta là A. Trình độ đô thị hóa thấp.   B. phân bố đô thị đều giữa các vùng. C. tỉ lệ dân thành thị giảm. D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây đúng với chế độ mưa của Đà Nẵng so với Hà Nội. A. Tháng mưa ít nhất của Đà Nẵng là tháng XII. B. Tháng mưa nhiều nhất của Đà Nẵng là tháng VIII. C. Đà Nẵng có mùa mưa nhiều vào thu đông. D. Đà Nẵng có mùa mưa mưa nhiều vào mùa hạ. Câu 28: Điểm khác biệt của Đông Nam Á lục địa so với Đông Nam Á hải đảo là A. nhiều quần đảo và đảo lớn nhỏ. B. nằm trong đới khí hậu xích đạo. C. nhiều dãy núi chạy  theo hướng tây bắc – đông nam. D. đất đai màu mỡ do dung nham núi lửa phong hóa Câu 29: Điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C   B. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. C. có một mùa đông lạnh trong năm.  D. Biến trình nhiệt có 1 cực đại, 1 cực tiểu. Câu 30: Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn.  B. Khai thác, chế biến khoáng sản. C. Trồng cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới. D. Phát triển ngành kinh tế biển và du lịch. Câu 31: Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển đường biển nước ta không phải là A. có các dòng biển đổi chiều theo mùa   B. có nhiều đảo và quần đảo nằm ven bờ. C. có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió.  D. nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế. Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện nào có công suất trên 1000 MW? A. Yaly                       B. Trị An.   C. Hòa Bình.               D. Thác Bà Câu 33: Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều chuyên môn hóa cây chè chủ yếu do A. lao động có kinh nghiệm. B. khí hậu cận nhiệt đới do phân hóa đai cao. C. nhu cầu thị trường lớn.  D. có một mùa đông lạnh. Câu 34: Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1950 – 1973 không phải do nguyên nhân nào sau đây? A. Đẩy mạnh buôn bán vũ khí, thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ. B. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp và áp dụng kĩ thuật mới. C. Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn. D. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng gồm cả xí nghiệp lớn và xí nghiệp nhỏ. Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc ít người nào sau đây có số dân lớn nhất? A. Thái.                       B. Mường.  C. Tày.                        D. Khơ-me. Câu 36: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu làm tăng giá trị sản xuất thủy sản? A. Hiện đại hóa tàu thuyền và ngư cụ.  B. Tăng cường đánh bắt thủy sản xa bờ. C. Phát triển ngành công nghiệp chế biến.  D. Đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản. Câu 37: Đặc điểm của ngành du lịch nước ta là A. Số lượt khách nội địa ít hơn khách quốc tế. B. Doanh thu du lịch có xu hướng tăng nhanh. C. Số khách quốc tế đến nước ta tăng liên tục   D. Hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết các dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc – đông nam? A. Đông Triều.            B. Trường Sơn Bắc C. Hoàng Liên Sơn.   D. Pu Đen Đinh. Câu 39: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DẦU THÔ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM Để thể hiện sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2014, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Đường.                   B. Cột. C. Tròn.                      D. Kết hợp. Câu 40: Trên lãnh thổ Nhật Bản hiện có hơn 80 núi lửa đang hoạt động là do A. Nhật Bản chưa có hệ thống cảnh báo động đất, núi lửa B. Nhật Bản nằm trong trung tâm khu vực châu Á gió mùa C. Nhật Bản nằm ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo. D. lãnh thổ Nhật Bản là một vòng cung đảo lớn ở Đông Á.  

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12

Trái đất và Địa lý

Đề bài I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Tổng chiều dài đường sắt nước ta khoảng A. 3143 km B. 3260 km C. 11000km D. 1726 km Câu 2. Lần đầu tiên nước ta xuất siêu vào năm A. 1990 B. 1992 C. 1999 D. 1995 Câu 3. Nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch là A. nhu cầu của du khách. B. trung tâm du lịch. C. số lượt khách du lịch. D. tài nguyên du lịch. Câu 4. Ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm có cơ cấu phong phú và đa dạng với A. 4 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác. B. 2 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác. C. 5 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác. D. 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác. Câu 5. Trữ lượng than đá ở nước ta khoảng A. hàng trăm tỷ tấn B. 5 tỷ tấn C. 3 tỷ tấn D. vài chục tỷ tấn Câu 6. Từ 1991 – nay, cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có xu hướng A.ổn định và cân bằng tỉ trọng giữa nhiệt điện và thủy điện. B.thay đổi từ chủ yếu là thủy điện sang chủ yếu là nhiệt điện. C.thay đổi từ chủ yếu là nhiệt điện sang chủ yếu là thủy điện. D.bất ổn định, mỗi giai đoạn có xu hướng thay đổi khác nhau. Câu 7. Các điểm công nghiệp thường hình thành ở A.các vùng đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng B.các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên C.nơi nhiều điều kiện phát triển công nghiệp như Đông Nam Bộ D.các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… Câu 8. Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9. Quan trọng nhất trong việc phát triển thủy điện ở nước ta là A. hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai. B. hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long. C. hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai. D. hệ thống sông ở duyên hải miền Trung. Câu 10. Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là: A. Nhà nước. B. Ngoài nhà nước C. Nước ngoài. D. Tập thể. Câu 11. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta? A.Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản B.Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) C.Hàng nông – lâm – thủy sản D.Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Câu 12. Quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế nào ở nước ta? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 13. Công cuộc đổi mới làm cho cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc theo hướng A.giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. B.tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước. C.tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh. D.giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 14. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là A. chế biến nông, lâm, thuỷ sản. B. cơ khí. C. điện năng. D. sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 15. Loại hình nào sau đây thuộc mạng phi thoại? A. Mạng truyền dẫn Viba. B. Mạng điện thoại nội hạt. C. Mạng Fax D. Mạng điện thoại đường dài. Câu 16. Giá trị nhập khẩu của nước ta tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Nguồn lao động dồi dào, thiên nhiên ưu đãi. C. Thị trường buôn bán mở rộng và đa dạng hóa. D. Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. Câu 17. Dựa vào Atlat, trong các trung tâm công nghiệp sau trung tâm nào có quy mô từ trên 40 nghỉn tỷ đồng đến 120 nghìn tỷ đồng? A.Bắc Ninh B.Hải Phòng C.Thái Nguyên D.Hạ Long Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, Các cảng lớn của nước ta xếp theo thứ tự từ Nam ra Bắc là? A. Bái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ. B. Trà Nóc, Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Hải Phòng, Cái Lân. C. Cam Ranh, Dung Quất, Liên Chiểu, Chân Mây, Vũng Áng, Nghi Sơn D. Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Cái Lân, Hải Phòng. Câu 19. Cho biểu đồ Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005 (đơn vị %) Theo biểu đồ trên, thì nhận xét nào sau đây không đúng? A. Từ 1990 đến 1992 tỉ trọng xuất khẩu tăng. B. Giá trị nhập khẩu năm 2005 nhỏ hơn ở năm 1990 C. Từ 1995 - 2005 đến nay, nước ta là nước nhập siêu D.Đến năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn? A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Đà Nẵng, Nha Trang. C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta là A. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng D. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Câu 22. Lý do chủ yếu để có nhiều nhà máy xay xát tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh là A. có cơ sở hạ tầng phát triển.        B. gần vùng nguyên liệu. C. có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu.    D. có truyền thống lâu đời. Câu 23. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là gì? A. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu. B.Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ. C.Chế độ nước theo mùa làm sản lượng thất thường. D.Sông ngòi ngắn dốc, địa hình hiểm trở nên khó khai thác. Câu 24. Cho bảng số liệu: Sản lượng than, dầu thô và điện của Việt Nam Sản phẩm 1990 1995 2000 2005 Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 34,1 Dầu thô (triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 18,5 Điện (tỉ KWh) 8,8 14,7 26,7 52,1 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2006? A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ tròn C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ cột II. Tự luận Câu 1: Đọc bài báo sau kết hợp kiến thức đã học để trả lời câu hỏi bên dưới (2,0 điểm) “Với định hướng tái cơ cấu mô hình tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam, lấy công nghiệp chế biến là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, kết quả cho thấy sản xuất công nghiệp năm 2017 của nhóm ngành công nghiệp chế biến tăng 14,5% so cùng kỳ (cùng kỳ chỉ tăng 11%), trong bối cảnh ngành khai thác giảm và là nhóm đóng vai trò quan trọng, là động lực chính trong tăng trưởng của toàn ngành… … Các chuyên gia cho rằng, phải đặc biệt quan tâm đến đầu tư công nghệ cho các ngành công nghiệp chế biến (trong đó có công nghiệp chế biến thực phẩm) nếu muốn nâng cao chất lượng và có giá thành cạnh tranh hơn” (Theo Nguyễn Quỳnh, bài đăng trên vov.vn ngày 30/12/2017) a/Trong bài báo có nêu “công nghiệp chế biến”, vậy trong cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta thì ngoài nhóm công nghiệp chế biến còn có nhóm công nghiệp nào? (0.5điểm) b/Các định hướng nào để hoàn thiện cơ cấu công nghiệp theo ngành nào được nêu trong  bài  viết trên? (1.5 điểm) Câu 2: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước ta được phân thành mấy vùng công nghiệp? Cho biết thành phố Đà Nẵng nằm ở vùng công nghiệp nào? Nêu phạm vi của vùng công nghiệp đó. (1.0 điểm) Câu 3: Hiện nay, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta đã được công nhận là di sản thế giới. Em hãy cho biết tên của hai di sản thiên nhiên thế giới có ở Việt Nam, hai di sản đó nằm ở vùng kinh tế nào? Đề xuất 2 giải pháp để du lịch Việt Nam có thể phát triển bền vững? (1.0 điểm)  

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 12

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.  D. Địa hình ít chịu tác động của con người. Câu 2: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, là do nhân tố nào sau đây quy định? A. Vị trí địa lí.                 B. Địa hình.  C. Khí hậu.                      D. Sông ngòi. Câu 3: Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2012 Theo bảng số liệu trên, để thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường.  B. Biểu đồ cột và đường C. Biểu đồ miền.    D. Biểu đồ tròn. Câu 4: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam của nước ta mang sắc thái của vùng khí hậu A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.  B. cận xích đạo. C. nhiệt đới ẩm gió mùa.   D. cận xích đạo gió mùa. Câu 5: Ý nào sau đây phản ánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta? A. Địa hình thấp; hướng núi vòng cung; đồng bằng thu hẹp. B. Địa hình cao, hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng thu hẹp. C. Địa hình cao, hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng mở rộng. D. Địa hình gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba dan. Câu 6: Động, thực vật chiếm ưu thế của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là A. các loài thuộc vùng xích đạo.    B. các loài thuộc vùng nhiệt đới. C. các loài từ phương Nam di cư lên.   D. các loài vùng cận xích đạo. Câu 7: Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam, vì A. có nền địa hình cao hơn.  B. có nền nhiệt độ thấp hơn. C. có nền nhiệt độ cao hơn. D. có nền địa hình thấp hơn. Câu 8: Chế độ nước theo mùa của sông ngòi nước ta không bị ảnh hưởng bởi A. sự phân hóa lượng mưa theo mùa.  B. địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. C. lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về.  D. sự phân hoá theo mùa của khí hậu. Câu 9: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở vùng biển nước ta là A. cát trắng.                    B. muối biển. C. titan.                            D. dầu khí. Câu 10: Hình dạng lãnh thổ kéo dài, và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã tác động đến thiên nhiên nước ta là A. thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất. B. tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền. C. thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam D. ảnh hưởng của biển vào trong đất liền không rõ rệt. Câu 11: Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Hồng và sông Đà Rằng? A. Sông nhiều nước quanh năm, đặc biệt vào vào mùa hạ, sông Đà Rằng có lũ tiểu mãn vào tháng VI. B. Có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên sông Hồng vào mùa hạ, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào thu - đông. C. Có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên cả hai sông đều diễn ra vào mùa hạ. D. Sông nhiều nước quanh năm, mùa lũ trên sông Hồng vào thu - đông, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào mùa hạ. Câu 12: Độ ẩm không khí của nước ta cao đã gây khó khăn cho việc A. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.   B. bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. C. phát triển lâm nghiệp.   D. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 13: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng là do A. các chất ba dơ dễ tan như Ca2+, K+...bị rửa trôi. B. tích tụ ôxit sắt. C. tích tụ ôxit nhôm.   D. tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Câu 14: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên: A. Nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương B. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá C. Có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt. D. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều Câu 15: Nơi có đủ 3 đai cao ở nước ta là A. vùng núi Đông Bắc.  B. miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. C. miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.  D. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Câu 16: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ở nước ta là A. rừng gió mùa nửa rụng lá.   B. rừng gió mùa thường xanh. C. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. D. rừng thưa khô rụng lá. Câu 17: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực A. Bắc Bộ.                      B. Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ.            D. Nam Trung Bộ. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? A. Sông Cầu.                   B. Sông Mã.  C.sông Lô                        D. Sông Cả. Câu 19: Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, đã làm cho A.  phá vỡ tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta. B.  tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn. C.  thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng. D.  phần lớn các vùng thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới. Câu 20: Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, đó là A. thềm lục địa.  B. lãnh hải.  C. tiếp giáp lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế. Câu 21: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LẠNG SƠN VÀ LAI CHÂU   (Đơn vị: 0C) A. 9,40C và 13,30C. B. 12, 50C và 3,20C. C. 3,20C và 12, 50C. D. 13,70C và 9,40C. Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng với thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta? A. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. B. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. C. Thuận lợi tập trung các thành phố, các khu công nghiệp. D. Các sông có trữ năng thủy điện lớn. Câu 23:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây nhiều đất phèn nhất? A. Bắc Trung Bộ.  B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 24: Ranh giới giữa hai vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam của nước ta là A. sông Hồng. B. sông Cả. C. dãy núi Bạch Mã. D. dãy núi Hoành Sơn Câu 25: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí: A. Tiếp giáp với biển Đông B. Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới C. Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương D. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật Câu 26: Cho bảng số liệu sau: SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM   (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2003 2014 Tổng diện tích rừng 14,3 7,2 12,7 13,7 Rừng tự nhiên 14,3 6,8 10,2 10,1 Rừng trồng 0,0 0,4 2,5 3,6 Độ che phủ (%) 43 22 38 40,2 A. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồiNhận định đúng nhất là: B. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn. C. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng. D. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn. Câu 27: Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng A. đông nam.                   B. tây nam.  C. tây bắc.                       D. đông bắc. Câu 28: Trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung dài nhất với A. Thái Lan.                    B. Campuchia. C. Lào.                            D. Trung Quốc. Câu 29: Vùng biển có ranh giới ngoài cùng là đường biên giới quốc gia trên biển, đó là vùng A. lãnh hải.                  B. tiếp giáp lãnh hải. C. nội thuỷ.                  D. thềm lục địa. Câu 30: Từ độ cao 1600 - 1700 m trở lên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có các loại đất chủ yếu là A. đất mùn. B. đất feralit có mùn. C. đất feralit. D. đất mùn thô. Câu 31: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA TỪ 1997- 2015: Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tạ ha) 1997 7099,7 27288,7 38,8 1999 7653,6 31393,8 41,0 2001 7492,7 32108,4 42,9 2003 7452,2 34568,8 46,4 2005 7326,4 35790,8 48,9 2015 7820,1 45223,6 57,7 Nhận xét nào sau đây đúng nhất với bảng số liệu trên A. Diện tích lúa của nước ta tăng liên tục qua các năm B. Năng suất lúa tăng nhanh và tăng liên tục qua các năm C. Sản lượng lúa ngày càng giảm, giảm liên tục D. Diện tích, sản lượng giảm, năng suất tăng Câu 32: Cho bảng số liệu: GDP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ          (Đơn vị: tỉ đồng) Theo bảng trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thể hiện đúng nhất về quy mô và cơ cấu GDP của nước ta phân theo khu vực kinh tế ? A. Biểu đồ tròn   B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ miền  D. Biểu đồ kết hợp Câu 33: Địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam. B. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam. C. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung.. D. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa, hướng tây bắc - đông nam. Câu 34: Cho biểu đồ :   Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta. B. Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta. C. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta. D. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta. Câu 35: Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do? A. Được phù sa bồi đắp hàng năm. B. Có mùa khô kéo dài và sâu sắc. C. Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu vào đồng bằng. D. Địa hình thấp, nhiều ô trũng. Câu 36: Yếu tố tự nhiên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nước là A. nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.  B. mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. sự không ổn định của khí hậu và thời tiết. D. tài nguyên đất đa dạng. Câu 37: Địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc - đông nam. B. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung. C. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung. D. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam. Câu 38: Đặc điểm nào của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta? A. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Có thềm lục địa mở rộng ở hai đầu và thu hẹp ở giữa. C. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km2. D. Biển tương đối kín. Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Lào? A. Sơn La.                       B. Kon Tum. C. Gia Lai.                       D. Điện Biên. Câu 40: Địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở A. khu vực phía bắc của vùng.    B. thượng nguồn sông Chảy. C. giáp biên giới Việt - Trung.  D. khu vực trung tâm của vùng.  

Đề số 16 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị của nước ta không có cơ sở mở rộng vì A. các đô thị có qui mô nhỏ.  B. các đô thị có chức năng quân sự. C. các đô thị có chức năng thương mại.  D. công nghiệp chưa phát triển. Câu 2: Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mỹ tiếp giáp hai đại dương nào sau đây? A. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.  B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – 14, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta? A.Rào Cỏ.            B. Pu Tha Ca.   C.Phu Luông.       D. Chư Yang Sin Câu 4: Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở A. đóng góp tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP nướcta. B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm gần đây khá ổnđịnh. C. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấuGDP. D. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinhtế. Câu 5: Sự phân hóa của nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp? A.Địa hình.                  B. Đất đai.  C.Khí hậu.                   D. Nguồn nước. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A.Bình Định.               B. Bà Rịa – Vũng Tàu. C.Phú Yên.                  D. Long An. Câu 7: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị:ºC)  (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình tháng VII giảm dần từ Bắc vàoNam. B. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vàoNam. C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vàoNam. D. Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vàoNam. Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển? A. Đầu tư nước ngoài nhiều, GDP/người thấp, chỉ số HDI ở mứccao. B. Đầu tư nước ngoài ít, GDP/người cao, chỉ số HDI ở mứccao. C. Đầu tư nước ngoài nhiều, GDP/người cao, chỉ số HDI ở mứcthấp. D. Đầu tư nước ngoài nhiều, GDP/người cao, chỉ số HDI ở mứccao. Câu 9: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ gồm có những thành viên nào sau đây? A. Bra-xin, Hoa Kì,Cu Ba.  B. Hoa Kì, Ca-na-da, Mê-hi-cô. C. Ca-na-da,Ác-hen-ti-na,Chi-lê. D. Mê-hi-cô, Chi-lê,Pa-ra-goay. Câu 10: Điểm giống nhau giữa vùng phía Đông và vùng phía Tây của Hoa Kì là gì? A. Đều có các đồng bằng ven biển, đất phìnhiêu. B. Đều là nơi tập trung nhiều kim loạimàu. C. Đều có khí hậu hoang mạc và bán hoangmạc. D. Đều có các dãy núi chạy song song theo hướng bắc –nam. Câu 11: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc đều là A. có nhiều cao nguyên.   B. có nhiều núi cao đồ sộ. C. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.   D. đồi núi thấp chiếm ưu thế. Câu 12: Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế nào dưới đây? A. EU.                    B. APEC. C. NAFTA.              D. ASEAN. Câu 13: Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.  B. làm ô nhiễm môi trường tựnhiên. C. tác động xấu đến môi trường xã hội.  D. làm tăng cường các hoạt động tộiphạm. Câu 14: Vào năm 2016, nước nào sau đây ra khỏi EU? A. Pháp.                        B. Anh. C. ThụyĐiển.                 D. Đức. Câu 15: Quốc gia nào ở châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập EU? A. Áo.                             B. Phần Lan.  C. Thuỵ Điển.                 D. Thụy Sĩ. Câu 16: Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có vai trò quan trọng nhất do nguyên nhân chủ yếunào sau đây? A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. B. Điều kiện tự nhiên thuậnlợi. C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến.  D. Trình độ lao động đang được nâng cao. Câu 17: Thiên nhiên nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây? A. Thiên nhiên phân hóa đa dạng. B. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. C. Thiên nhiên cận nhiệt đới ẩm gió mùa.    D. Đất nước nhiều đồi núi. Câu 18: Hiệp ước nào sau đây đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu? A. Hiệp ướcMa-xtrích.    B. Hiệp ước Nice. C. Hiệp ước Lit–xbon.   D. Hiệp ước Am-xtec-đam. Câu 19: Sự khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam là gì? A. Hướng núi vòng cung là chủyếu. B. Địa hình thấp và hẹpngang. C. Địa hình bất đối xứng giữa 2 sườn Đông –Tây. D. Địa hình gồm các khối núi và caonguyên. Câu 20: Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng A. Trungtâm.                 B. phíaTây.   C. ĐôngBắc.                  D. phíaNam. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây có diện tích lưu vực lớn nhất ở phần lãnh thổ phía Nam của nước ta? A. Sông Mê Công.  B. Sông Đồng Nai.  C. Sông Cả. D. Sông Ba. Câu 22: Lao động có trình độ cao tập trung đông nhất ở vùng nào sau đây của nước ta? A. Duyên hải NamTrung Bộ.    B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng.  D. Bắc Trung Bộ. Câu 23: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Diện tích rừng nước ta qua cácnăm. B. Diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta qua cácnăm. C. Diện tích rừng trồng và độ che phủ rừng nước ta qua cácnăm. D. Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ rừng nước ta qua cácnăm. Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây là đô thị loại 1 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Nha Trang.           B. Quy Nhơn. C. Tuy Hòa.              D. Đà Nẵng. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết cặp trạm khí hậu nào sau đây thể hiện sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta? A. Đồng Hới và Đà Nẵng.   B. Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. C. Cà Mau và TP. HồChí Minh.   D. Hà Nội và SaPa. Câu 26: Cho bảng số liệu:  SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015. (Đơn vị: triệu tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ trọng lúa đông xuân luôn lớnnhất. B.Tỉ trọng lúa đông xuân giảm liêntục. C. Tỉ trọng lúa mùa luôn nhỏnhất. D. Tỉ trọng lúa hè thutăng. Câu 27: Cho biểu đồ: TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM CỦA CẢ NƯỚC, THÀNH THỊ, NÔNG THÔN QUA CÁC NĂM Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn luôn cao hơn trung bình cả nước và thànhthị. B. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn thấp hơn mức trung bình cả nước và nôngthôn. C. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước tăng qua cácnăm. D. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của thành thị tăng qua cácnăm. Câu 28: EU hiện nay có xu hướng mở rộng về khu vực nào của châu Âu? A. Tây Âu.                    B. Đông Âu.  C. Trung Âu.                 D. Bắc Âu. Câu 29: Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Gió mùa Đông Nam.  B. Gió mùa Đông Bắc. C. Độ cao củađịa hình     D. Địa hình chắn gió. Câu 30: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Trữ lượng thủy sản lớn nhấtcả nước.  B. Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cảnước. C. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.   D. Có nhiều cửa sông và bãi triều rộng. Câu 21: Chè và cao su có sự phân bố khác nhau do nhân tố chủ yếu nào sau đây? A. Địa hình. B. Đất đai. C. Khí hậu.   D. Nguồn nước. Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng về bán đảo A-la-xca? A. Có trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên lớn thứ hai của Hoa Kì. B. Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu ôn đới. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi. D. Nằm ở tây bắc của Bắc Mỹ. Câu 33: Nước ta có lượng mưa lớn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Địa hình hẹp ngang.   B. Nhiều tỉnh giáp biển. C. Địa hình cao.  D. Các khối khí di chuyển qua biển. Câu 34: Nhiệt độ trung bình tháng VII của miền Trung cao hơn miền Bắc và miền Nam là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Trùng với thời kì hoạt động của bão.   B. Trùng với thời kì mùa khô sâu sắc. C. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh.    D. Ảnh hưởng của gió phơn TâyNam. Câu 35: Sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta thể hiện qua đặc điểm nào sau đây? A. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. B. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông. C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đôngnam. D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. Câu 36: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu người) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp.                   B. Tròn. C. Cột.                          D. Đường. Câu 37: Diện tích lúa đông xuân của nước ta tăng nhanh không phải do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Chuyển phần lớn diện tích lúa mùa sang. B. Đảm bảo được vấn đề thủy lợi. C. Năng suất lúa cao,ổn định.     D. Chính sách đưa vụ đông lên thành vụ chính. Câu 38: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào sau đây? A. Đông Bắc.             B. Trường Sơn Bắc. C. Tây Bắc.                D. Trường Sơn Nam. Câu 39: Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là A. các loại rau cao cấp.   B. lúa có chất lượng cao. C. cây ăn quả. D. đay, cói. Câu 40: Điểm nào sau đây biểu hiện chủ yếu nhất cho một nền kinh tế tăng trưởng bền vững? A. Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế. B. Cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ hợp lí. C. Cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế hợp lí và phân bố rộngkhắp. D. Cơ cấu ngành và vùng kinh tế hợp lí, kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò chủ đạo.